Đông y đặc trị bệnh khớp, bệnh trĩ, bệnh xoang mũi khỏi 100%.

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Ông Phan Hướng Dương Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương đã trao đổi cùng báo giới các vấn đề về đái tháo đường nhân ngày phòng chống Đái Tháo Đường thế giới 14/11

Xin ông cho biết tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam hiện nay? 

Hiện bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở Việt Nam tăng quá nhanh, đặc biệt typ 2. Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ năm 2002-2012 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ở độ tuổi từ 30-40 tăng 200%. Trong khi đó, dự báo của Tổ chức y tế thế giới từ năm 2002- 2030 bệnh ĐTĐ typ 2 sẽ tăng lên 54%. Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở ngoài cộng đồng chưa được phát hiện chiếm 63,6%, tỷ lệ này quá cao so với thế giới. Hiện Việt Nam đang phấn đầu giảm tỷ lệ này xuống còn 50%. Bởi vì bệnh ĐTĐ typ 2 tiến triển âm thầm trong cơ thể, người bệnh chỉ phát hiện ra bênh khi có những triệu chứng về lâm sàng. Theo nghiên cứu bệnh ĐTĐ có thể tiến triểm âm thầm trong cơ thể từ 5-10 năm, thậm chí 12 năm sau mới phát bệnh. Ngoài ra, lứa tuổi mắc bệnh ĐTĐ đang càng ngày trẻ hóa. Trước đây, bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ typ 2 phải từ 40-45 tuổi trở lên, hiện có em trẻ ở độ tuổi từ 11-15 đã mắc. Hiện Bệnh viện Nội tiết Trung ương đang điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 cho những em từ 13-15 tuổi đến ở các tỉnh như: Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ĐTĐ typ 2 ở trẻ ngày càng gia tăng, thưa ông?

Bệnh ĐTĐ typ 2 gia tăng ở trẻ do nguyên nhân thừa cân và béo phì. Vì thời gian học tập của các cháu quá nhiều, còn thừa thời gian nào lại chơi game, xem ti vi… không vận động thể dục thể thao. Ngoài ra, các cháu ăn thực phẩm giàu năng lượng như đồ ăn nhanh quá nhiều. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gia tăng tỷ lệ béo phì và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2

Thưa ông, ở trẻ em mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có biểu hiện giống với người lớn không?

Đầu tiên để phát hiện ĐTĐ typ 2 ở trẻ em rất khó, vì cháu đi khám sức khỏe nhưng lại không xét nghiệm đường huyết. Chỉ phát hiện các cháu mắc bệnh ĐTĐ typ 2 khi có những biểu hiện mỏi mệt, sụt cân. Có nhiều cháu ốm đi truyền dịch, sau đó xét ghiệm thấy lượng đường huyết trong máu mới phát hiện được bệnh. Có những cháu lượng đường huyết đã tăng hơn 20 ml/lít máu, có biểu hiện của bệnh như đi tiểu nhiều, sụt cân, khát nước nhiều, lúc này gia đình mới đưa đến cơ sở y tế khám và phát hiện ra bệnh. Như một cháu ở quận Hai Bà Trưng- Hà Nội hơn 80 cân tự nhiên sụt xuống còn 70 cân, gia đình đưa cháu đi khám và phát hiện mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Tthường xuyên đi kiểm tra sức khỏe sẽ phát hiện được bệnh sớm hơn.

Hiện Bộ Y tế cũng như Bệnh viện đã có kế hoạch nào để tầm soát bệnh ĐTĐ cho trẻ em chưa, thưa ông?

Hiện Bộ Y tế đã phối hợp vơi Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa các tài liệu về bệnh ĐTĐ đến nhà trường và có những buổi tư vấn, nói chuyện trực tiếp để các cháu biết và phòng, chống bệnh. Đối với những trẻ đã mắc bệnh béo phì nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đặc biệt thử lượng đường huyết trong máu để phát hiện bệnh sớm. ĐTĐ typ 2 có thể phòng chống được nếu phát hiện sớm và có lối sống lành mạnh như sinh hoạt hợp lý và gia tăng vận động thể lực. Xin cảm ơn ông!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *