Tình trạng đi đại tiện vừa đau kèm theo chảy máu, thì có nhiều khả năng bạn đã gặp phải bệnh nứt kẽ hậu môn. Đây là một dạng viêm loét ở vùng hậu môn, là những vết rách niêm mạc hậu môn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh
Bên cạnh đó nếu như không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm gây viêm nhiễm đe dọa trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Vậy nứt kẽ hậu môn là tổn thương bên ngoài, nên nhiều người có chung một thắc mắc đó là bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Làm thế nào để biết mình đang mắc bệnh nứt kẽ hậu môn? Cùng lật mở những thắc mắc cơ bản về bệnh ngay sau đây để tự có kiến thức chăm sóc sức khỏe đúng cách nhé.
Triệu chứng thường gặp của nứt kẽ hậu môn
– Đau: Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh nứt kẽ hậu môn thường có dấu hiệu đầu tiên đó là đau, đau do tổn thương tại vết nứt gây ra. Các cơn đau thường kéo dài trong nhiều giờ rồi thôi, nhưng thường lặp đi lặp lai, đau mạnh khi bạn đi đại tiện. Đây là dấu hiệu sớm mà bạn nên cảnh giác sớm.
Vậy bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Với thắc mắc về bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? thì các bác sĩ chuyên khoa trả lời như sau: Bệnh nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý phổ biến, và có diễn biến phức tạp. Bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi được, nhưng tỷ lệ tự khỏi không cao, vì hậu môn cũng là nơi dễ dàng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất, nên vết thương ở hậu môn thường rất khó lành một cách tự nhiên. Thường những vết thương sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nên viêm nhiễm. Nếu nhẹ thì sức đề kháng của cơ thể sẽ tiêu diệt và làm lành vết thương, nhưng nếu như bị tấn công ồ ạt thì bệnh khó có thể tự khỏi được. Không những vậy, một khi bệnh bị viêm nhiễm không có hướng can thiệp thì bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tóm lại không nên xem thường bệnh, khi phát hiện mình bị bệnh nứt kẽ hậu môn thì bạn nên có biện pháp can thiệt điều trị sớm với những biện pháp như:
– Trường hợp bệnh nhẹ: Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn mới phát triển thì bạn có thể sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ, bôi vào hậu môn, mục đích nhằm làm giảm tĩnh mạch, giảm áp lực cơ vòng hậu môn, cầm máu và giảm đau. Ngoài ra nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, có thể dùng một số thảo dược đông y nếu nước xông hơi vùng hậu môn, bệnh sẽ nhanh khỏi.
– Với trường hợp bệnh nặng: Đối với những trường hợp bệnh nặng thì các bác sĩ không những chỉ định bạn dùng thuốc bôi, mà còn sử dụng một số loại kháng sinh kháng khuẩn, liều lượng nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời bệnh nhân nên kết hợp với thuốc ngâm rửa nhằm đạt được mục đích điều trị cao.
Khi phát hiện mình có dấu hiệu bị bệnh nặng thì bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện, để hạn chế rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Không nên để bệnh tự khỏi một cách tự nhiên vì càng lâu bệnh sẽ càng nặng hơn đấy. Chúc mọi người luôn bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất!