Đông y đặc trị bệnh khớp, bệnh trĩ, bệnh xoang mũi khỏi 100%.

Điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi trong Đái tháo đường

Biến chứng thần kinh ngoại vi (BCTKNV) do Đái tháo đường (ĐTĐ) là một biến chứng phổ biến của bệnh ĐTĐ, bệnh ngày một gia tăng theo tuổi và thời gian mắc bệnh ĐTĐ kèm theo hậu quả nặng nề nếu không điều trị và kiểm soát

 BCTKNV do ĐTĐ không chỉ mang lại gánh nặng bệnh tật mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính tổn thương thần kinh ngoại vi đã làm mất cảm giác bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến loét, hoại tử và cắt cụt chi dưới – một tổn thương gây tàn phế thường gặp nhất ở người mắc bệnh ĐTĐ.

      Về điều trị biến chứng thần kinh ngoại vi do ĐTĐ, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp mới cho việc điều trị tổn thương nhiều dây thần kinh do ĐTĐ như liệu pháp miễn dịch, yếu tố tăng trưởng thần kinh, ức chế men khử aldose, ức chế Protein – kinase C beta… cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất được nhiều tác giả nhấn mạnh đến vẫn là việc kiểm soát đường máu tốt.

Điều trị giảm đau:

– Thuốc chống trầm cảm: gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptylin và thuốc chống trầm cảm như Duloxetine và venlafaxine

– Các thuốc kháng động kinh: Pregabalin, Gabapentin, Carbamazepin…

– Giảm đau cục bộ: Lidocain, kem Capsaicin…

– Vật lý trị liệu, tập luyện, kiểm soát cân nặng.

Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt là một trong các phương pháp điều trị có tác dụng giảm đau có hiệu quả đã được nhắc đến trong nhiều tài liệu về BCTKNV do ĐTĐ.

Đái tháo đường theo YHCT

Trong YHCT không có bệnh danh về bệnh “Đái tháo đường”. Tuy nhiên khi đối chiếu các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “Tiêu khát”. Tiêu khát là một chứng bệnh tạng hư suy mà nguyên nhân từ tình chí thất điều, ẩm thực bất tiết…dẫn đến tạng phủ bị âm hư táo nhiệt, khí âm lưỡng hư, tân dịch bị phân bố bất thường. Trên lâm sàng sẽ dẫn đến phiền khát, đa ẩm, đa thực, đa niệu và dần hình thể sẽ gầy mòn. Bệnh thường gặp ở người trung và cao tuổi, thường diễn biến nặng mà phát sinh ra các biến chứng: tâm thống, huyễn vựng, trúng phong, ma mộc, ung nhọt…

Biến chứng thần kinh ngoại vi trong YHCT.

Trong các tài liệu YHCT không nói rõ bệnh danh của biến chứng thần kinh ngoại vi do ĐTĐ, dựa vào những biểu hiện lâm sàng của bệnh như tê bì tay chân, cảm giác kim châm, kiến bò, đau rát như bỏng…được xếp vào bệnh danh là Ma mộc. Bệnh chia làm 2 mức tê (ma) là mức độ nhẹ là cơ phu bất nhân (chân tay không nhận biết được cảm giác), song có lúc cảm thấy khí lưu hành, bì (mộc) mức độ nặng không biết đau ngứa, do chân khí không đến nơi đó được. Đây là biểu hiện của rối loạn cảm giác trong y học hiện đại. Chân tay “Ma” thuộc khí hư, chân tay “Mộc” là có thấp đàm, huyết ứ. Mười ngón tay tê là trong vị có thấp đàm và huyết ứ.

Về nguyên nhân bệnh do vệ khí thương phong, dinh huyết bị thương hàn, cơ nhục bị thương thấp rồi đến khí hư không vận hành tốt hoặc khí trệ gây bế tắc, hoặc khí huyết hư da cơ không được nuôi dưỡng tốt, hoặc có huyết chết ở trong mạch, hoặc đàm thấp. Trên lâm sàng chứng Ma mộc chia thành 06 thể bệnh :

*)Tê bì do khí hư không vận hành

– Triệu chứng: chân tay tê bì, mệt mỏi, kém ăn, phân nhão lỏng, mạch phù.

– Pháp điều trị: Bồi bổ trung khí

– Phương: “Tứ quân tử thang” hoặc “Bổ trung ích khí thang”

*) Tê bì do vệ khí hành ở trong âm không thể vận hành ở ngoài dương

– Triệu chứng: toàn thân tê bì, nhắm mắt thì nặng lên, mở mắt thì tê bì giảm, ngày nhẹ đêm nặng, mạch huyền sác.

– Pháp điều trị: kiện tỳ vận khí

– Phương: “Bổ khí hòa trung thăng dương thang”

*) Tê bì do huyết hư dịch táo, vệ khí không thể vận hành

– Triệu chứng: chân tay tê bì co quắp, duỗi khó, mạch sáp và hoãn

– Pháp điều trị: tư âm nhuận táo

– Phương : “Tứ vật thang” gia Hà thủ ô, Mộc qua, Kỷ tử, Tần giao.

 *) Tê bì khí trệ làm tắc lạc mạch ở da cơ

– Triệu chứng: chân tay tê nặng nề, ê ẩm, xoa bóp thì dễ chịu, mạch phù sáp

– Phép điều trị: lý khí thông lạc

– Phương: “Khương phòng hành tý thang”

*) Tê bì do huyết ứ hoặc thấp đàm

– Triệu chứng: tê bì không có cảm giác, hoặc ấn chỗ bệnh mà không đau

– Phép điều trị: + do huyết ứ làm tắc mạch: khứ ứ thông lạc

+ do thấp đàm làm tắc mạch lạc: trừ thấp hóa đàm

– Phương: + do huyết ứ: dùng bài “Thân thống trục ứ thang”

+ do thấp đàm: dùng bài “Nhị trần thang” gia vị

*) Tê bì do dinh vệ bất hòa do thương phong.

-Triệu chứng: tê bì, có thể tê tê hoặc chi nền, mạch phù.

-Phép điều trị: điều hòa dinh vệ

– Phương: “Quế chi thang” gia vi

Điều trị Ma mộc bằng điện châm, XBBH

        *) Điện châm

Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm cứu với tác dụng của dòng điện qua một máy điện châm (là loại máy phát ra dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung, có nhiều đầu kích thích, tính năng ổn định, an toàn). Kích thích của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung có tác dụng giảm làm dịu đau, ức chế cơn đau điển hình, kích thích hoạt động của cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, làm giảm viêm, giảm sung huyết, giảm phù nề tại chỗ, giảm đau… Trong các tài liệu YHCT về châm cứu điều trị Ma mộc có đưa ra công thức huyệt chung để điều trị bao gồm cả chi trên và chi dưới: Bát tà (kỳ huyệt), khúc trì, ngoại quan, bát phong, túc tam lý, tam âm giao, hợp cốc…

*) Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp y học cổ truyền dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh của y học cổ truyền. Xoa bóp thông qua tác động vào huyệt và kinh lạc, có thể đuổi ngoại tà, điều hòa dinh vệ, thông kinh lạc, điều hòa chức năng tạng phủ và lập lại cân bằng âm dương.

Các động tác thường được áp dụng trong điều trị Ma mộc ở chi dưới:

– Xát: dùng gốc bàn tay, mô ngón tay cái/út xát lên da chân theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, trái).

– Xoa: dùng vân ngón tay, gốc bàn tay xoa tròn lên da chỗ đau.

– Day: dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út/cái hơi dùng sức ấn xuống da của người bệnh và di chuyển theo hướng tròn, chủ yếu làm ở vùng nhiều cơ như cẳng chân, bắp chân, gan bàn chân.

– Lăn đùi và cẳng chân: dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc các khớp giữa bàn tay và ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định trên da cơ BN.

– Bóp: dùng các ngón tay hoặc bàn tay 2 bên vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên nhẹ nhàng, chủ yếu áp dụng cho vùng bắp chân, vùng đùi.

– Bấm: dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Dũng tuyền và các vị trí ở gan bàn chân. Bấm từ từ tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng một phút, không làm quá sức chịu đựng của người bệnh.

– Vê: dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng 10 ngón chân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *