a) Đái tháo đường týp 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.
b) Đái tháo đường týp 2.
c) Các thể đặc biệt khác.
– Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
– Bệnh lý của tụy ngoại tiết.
– Do các bệnh nội tiết khác.
– Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác.
– Nguyên nhân do nhiễm trùng.
– Các thể ít gặp, các bệnh nhiễm sắc thể,…
d) Đái tháo đường thai kỳ.
* Xác định lại chẩn đoán nếu đường máu lúc đói ban đầu 5,5-6,9 mmol/l hoặc đường máu bất kỳ 5,5-11,0 mmol/l.
** Nếu glucose huyết tương lúc đói dưới 7,0 mmol/l thì làm Nghiệm pháp tăng đường huyết. Nếu đường huyết từ 7,0 mmol/l chẩn đoán là đái tháo đường.
# Người có đường huyết ban đầu phù hợp với chẩn đoán ĐTĐ hoặc RLĐHLĐ/ RLDNG mà không được xác định lại sẽ phải xét nghiệm lại sau 1 năm và căn cứ vào kết quả xét nghiệm sau 1 năm để xác định lần xét nghiệm tiếp theo.
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á (theo IDF, 2005)
Phụ lục 2 : rối loạn Lipid máu
Theo Fredrickdson (1956)