Đông y đặc trị bệnh khớp, bệnh trĩ, bệnh xoang mũi khỏi 100%.

Định nghĩa bệnh tuyến giáp

1. ĐỊNH NGHĨA 
Basedow là một bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan tỏa và các biểu hiện khác  ở da, mắt, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh – cơ – tinh thần.
Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau :

Bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh bướu giáp có lồi mắt, bệnh cường giáp tự miễn.
2. DỊCH TỄ HỌC

Ở châu Âu, tỷ lệ mắc hàng năm chừng 10 – 20/100.000 dân. Bệnh chủ yếu ở nữ, tỷ lệ 7 – 10 nữ/1nam. Độ tuổi hay gặp nhất 20 – 50 tuổi, trong đó 85% số phụ nữ bị basedow ở tuổi trước 40.
Ở Việt Nam, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở độ tuổi 20- 40 tuổi, ưu thế ở phụ nữ, tỉ lệ nữ/nam = 4- 7nữ/1nam.

3. NGUYÊN NHÂN

Một vài yếu tố khởi phát bệnh như:

–         Các chấn thương tinh thần như : thất tình, hỏa hoạn, căng thẳng thần kinh kéo dài,…

–         Yếu tố gia đình

–         Nhiễm trùng

–         Dậy thì, chửa đẻ, sảy thai, mãn kinh
–    Dùng nhiều iod

4. LÂM SÀNG

Chia làm 2 nhóm hội chứng lớn, đó là biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp.
1. Tại tuyến giáp: 
1.1. Bướu giáp:
Bướu giáp lớn, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng, có thể có rung miu tâm thu, thổi tâm thu tại bướu, nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận.

1.2. Hội chứng nhiễm độc giáp:
Các dấu chứng này thường tỷ lệ với nồng độ hormon giáp với nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.
– Tim mạch: hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi. Ở các động mạch lớn, mạch nảy nhanh và nghe tiếng thổi tâm thu, huyết áp tâm thu gia tăng (tăng cung lượng tim) so với huyết áp tâm trương, hiệu áp gia tăng, trường hợp nặng suy tim loạn nhịp, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới.
– Thần kinh cơ: run rõ ở bàn tay là triệu chứng dễ nhận biết và nổi bật kèm theo yếu cơ. Bệnh nhân thường mệt mỏi, dễ kích thích, thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ.
Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm. Phản xạ gân xương có thể bình thường, tăng hoặc giảm. Đặc biệt dấu yếu cơ, teo cơ, dấu ghế đẩu (Tabouret), yếu cơ hô hấp gây khó thở, yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn.
Ở người trẻ tuổi triệu chứng tim mạch thường nổi bật, trong khi người lớn tuổi ưu thế triệu chứng thần kinh và tim mạch.
– Dấu tăng chuyển hóa: tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng, lạnh dễ chịu. – Biểu hiện tiêu hóa: ăn nhiều (vẫn gầy), tiêu chảy đau bụng, nôn mửa, vàng da.
– Tiết niệu sinh dục: Tiểu nhiều, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, liệt dương và chứng vú to nam giới.
– Da và cơ quan phụ thuộc: ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, có hiện tượng bạch biến ở lưng bàn tay và các chi; tóc khô, hoe, mất tính mềm mại rất dễ rụng; rụng lông; các móng tay, chân giòn dễ gãy.
2. Biểu hiện ngoài tuyến giáp: 
2.1. Thương tổn mắt:
Thường hay gặp là lồi mắt. Theo phân loại của Hội giáp trạng Mỹ (American Thyroid Association) các biểu hiện ở mắt được phân độ như sau:
– Độ 0: không có dấu hiệu và triệu chứng.
– Độ I: không có triệu chứng, có dấu co kéo mi trên, mất đồng vận giữa nhãn cầu và trán, giữa nhãn cầu và mi trên (ưu thế triệu chứng này liên quan đến nhiễm độc giáp, hồi phục sau khi bình giáp).
– Độ II: ngoài các dấu hiệu của độ I, còn có cảm giác dị vật ở trong mắt, sợ ánh sáng (photophobie), chảy nước mắt, phù mí mắt, sung huyết và sưng kết mạc… (thâm nhiễm cơ và tổ chức hốc mắt, nhất là tổ chức quanh hốc mắt).
– Độ III: lồi mắt thật sự, dựa vào độ lồi nhãn cầu do tẩm nhuận sau tổ chức hốc mắt (tẩm nhuận hốc mắt từ 3- 4 mm (lồi nhẹ); từ 5-7 mm (lồi vừa) và ≥ 8 mm (lồi nặng).
Cần lưu ý về phương diện lâm sàng nên dựa vào yếu tố chủng tộc để đánh giá vì độ lồi nhãn cầu bình thường đánh giá qua thước Hertel của người da vàng là 16-18 mm, da trắng 18-20 mm và da đen 20-22 mm.
– Độ IV: thương tổn cơ vận nhãn.
– Độ V: thương tổn giác mạc.
– Độ VI: giảm hoặc mất thị lực do thương tổn thần kinh thị.
Để đánh giá một cách tương đối trung thực về sự tẩm nhuận sau hốc mắt cũng như đánh giá điều trị cần siêu âm nhãn cầu.
2.2. Phù niêm:
Tỉ lệ gặp 2-3%, thường định vị ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Vùng thương tổn dày (không thể kéo lên) có đường kính vài cm, có giới hạn.
Da vùng thương tổn hồng, bóng, thâm nhiễm cứng (da heo), lỗ chân lông nổi lên, mọc thưa, lông dựng đứng (da cam), bài tiết nhiều mồ hôi. Đôi khi thương tổn lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân.
2.3. To các đầu chi:
Đầu các ngón tay và các ngón chân biến dạng hình dùi trống, liên quan đến màng xương, có thể có phản ứng tổ chức mềm, tái và nhiệt độ bình thường phân biệt với bệnh phổi mạn. Ngoài ra có dấu chứng tiêu móng tay (onycholysis).
Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số dấu hiệu của các bệnh lý tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *