1. Xét nghiệm miễn dịch:
Hiện diện trong máu bệnh nhân một số kháng thể chống lại tuyến giáp như:
+ Kháng thể kích thích thụ thể TSH (đặc hiệu của bệnh Basedow).
+ Kháng thể kháng enzym peroxydase giáp (TPO).
+ Kháng thể kháng thyroglobulin (Tg).
2. Xét nghiệm đánh giá chức năng cường giáp: Gia tăng nồng độ hormon giáp trong huyết tương:
+ T3 : tăng
+ FT3 : tăng
+ T4 : tăng
+ FT4 : tăng
+ TSH : giảm
+ Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24 giờ tăng cao hơn bình thường, giai đoạn bệnh toàn phát có góc thoát (góc chạy).
Lưu ý một số thuốc kháng giáp cũng gây hiện tượng này (nhóm carbimazole).
Nên đánh giá vào các thời điểm 4, 6 và 24 giờ.
3. Xét nghiệm hình thái và cấu trúc tuyến giáp:
+ Siêu âm tuyến giáp: siêu âm Doppler thấy hình ảnh tăng sinh mạch trong tuyến.
+ Xạ hình tuyến giáp (chụp nhấp nháy tuyến giáp) giúp xác định phần nào hình thái và chức năng tuyến giáp với I123 hoặc Tc 99m: chất phóng xạ tập trung đồng đều toàn bộ hai thùy tuyến giáp – tuyến giáp phì đại – giúp phân biệt các thương tổn của các bệnh lý cường giáp khác (bướu giáp độc đa nhân, bướu giáp độc, viêm tuyến giáp…).
4. Chụp X quang xương đầu chi: Màng xương dày.